Hiện nay thang máy được cung cấp trên thị trường vô cùng đa dạng và phong phú để đáp ứng cho mọi nhu cầu của con người trong đời sống, công việc.
Nếu trước kia thang máy chở người thường được đưa vào sử dụng ở những công trình lớn, được biết tới là thang máy tải khách thông dụng thì nay thang máy gia đình xuất hiện cũng để phục vụ cho con người song có những khác biệt nhất định, làm nên đặc trưng riêng.
Việc tìm hiểu, nắm bắt rõ ràng những thông tin sẽ giúp quá trình sử dụng thang máy của chúng ta diễn ra thuận lợi, thành công như những gì mà mình mong muốn.
* Khác biệt ở kích thước của thang máy
Đây được coi là khác biệt lớn nhất, dễ dàng nhìn nhận nhất. Với kích thước nhỏ của thang máy gia đình mang tới tải trọng nhỏ, thường chỉ trong khoảng từ 250-350kg nên chỉ có thể phục vụ cho nhu cầu của số lượng ít người trong một lần hoạt động.
Với những thiết bị thang máy như vậy thông thường chỉ chiếm diện tích khoảng 3m2 trong mỗi ngôi nhà. Vì thế, việc đưa thiết bị thang máy vào những gia đình riêng để sử dụng tiện lợi, dễ dàng hơn, tránh việc chiếm quá nhiều diện tích và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình.
Trong khi đó, với những thiết bị thang máy tải khách thông thường có kích thước và tải trọng lớn. Dòng thang máy này thường được đưa vào sử dụng với tải trọng từ 750kg để có thể đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của nhiều người trong cùng một thời điểm.
* Khác biệt ở tốc độ của thang máy
Tìm hiểu chúng ta có thể thấy thang máy gia đình có những yêu cầu riêng ở yếu tố tốc độ. Sử dụng tốc độ phù hợp, hài hòa với số tầng hoạt động, tải trọng của thiết bị không chỉ đảm bảo cho hiệu quả sử dụng mà còn đảm bảo cho độ an toàn của người sử dụng thang máy. Bởi thế cho nên, thang máy gia đình với tải trọng nhỏ, số tầng hoạt động ít thường yêu cầu có tốc độ không vượt quá 60m/ phút.
Không chỉ vậy, việc sử dụng thang máy tải trọng nhỏ nên yêu cầu với thiết kế hố thang máy, hố pit của thang máy gia đình cũng không cần quá sâu như thang máy tải khách. Đối với thang máy gia đình hiện nay tiêu chuẩn với chiều sâu hố pit thường đạt 450mm. Và bên cạnh đó yêu cầu với chiều cao tầng OH cũng không quá lớn nếu so sánh với thang máy tải khách.
Khác biệt ở nguồn điện sử dụng cho thang máy
Một thiết bị thang máy tải khách sử dụng cho các công trình lớn phải có nguồn điện 3 pha cung cấp mới có thể hoạt động phục vụ con người được. Đây là yêu cầu bắt buộc để thang máy có thể hoạt động được, mang tới hiệu quả, tính ổn định, tính chính xác cao. Tuy nhiên, với thang máy gia đình hiện nay viêc sử dụng trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn. Với việc có thể sử dụng được cả điện 3 pha và điện 1 pha giúp thang máy gia đình được đưa vào lắp đặt ở nhiều công trình hơn, trở nên phổ biến và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu trong thực tế cuộc sống của mỗi gia đình.
* Khác biệt ở thời gian thi công thang máy
Quá trình đưa một thiết bị thang máy gia đình nhỏ gọn, tải trọng không quá lớn hiển nhiên sẽ hao tốn ít thời gian hơn so với một thiết bị thang máy quy mô lớn, tốn nhiều nhân công. Thông thường, thang máy gia đình được thi công, hoàn thiện trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày, trong khi đó với thang máy tải khách thời gian sẽ kéo dài lâu hơn rất nhiều.
Khác biệt ở tần suất bảo trì thang máy
Với đặc trưng của thang máy gia đình là hoạt động ít, phục vụ nhu cầu đi lại của không quá nhiều người nên những hỏng hóc, hao mòn không quá nhiều. Điều đó giúp việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ chỉ cần thực hiện khoảng 2-3 tháng/ lần. Trong khi một thiết bị thang máy hoạt động công suất lớn, tần suất liên tục thì việc bảo trì, kiểm tra cần thực hiện thường xuyên nếu muốn có sự chắc chắn về chất lượng của thang máy khi mang ra sử dụng.
* Khác biệt lớn ở giá thành thang máy
Đây là điều hết sức bình thường bởi những khác biệt kể trên sẽ kéo theo sự khác biệt về giá thành khi chọn mua thang máy về sử dụng. Việc thiết bị có tải trọng bao nhiêu, tốc độ thế nào, phục vụ bao nhiêu tầng,… ảnh hưởng trực tiếp tới chính giá thành của thiết bị. Chính từ thực tế đó, việc chọn mua thang máy gia đình sẽ có mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với thang máy tải khách sử dụng cho các công trình lớn.
Không chỉ vậy, với việc bảo trì tần suất ít hơn, nhu cầu sử dụng hàng ngày ít hơn,… cũng giúp thang máy gia đình hao tốn khoản chi phí nhỏ hơn mỗi tháng. Đây cũng là khác biệt cơ bản giữa hai dòng thang máy mà bất kỳ người dùng nào cũng cần nắm rõ để chủ động hơn khi lắp đặt, đưa vào sử dụng.
Phục vụ cho những công trình khác biệt, đối tượng người dùng khác biệt nên có những điểm không giống nhau giữa thang máy gia đình và thang máy tải khách. Hiểu về những khác biệt đó sẽ giúp quá trình đưa thang máy vào sử dụng ở bất kỳ công trình nào có sự chính xác và phù hợp nhất.